Cai trị Nynetjer

Những sự kiện từ năm 7–21 dưới triều đại của Nynetjer (Bia đá Palermo. Cách đọc là từ phải qua trái)


Hầu hết các thông tin về triều đại Nynetjer được tìm thấy trên những mảnh vỡ của Bia đá biên niên sử thuộc triều đại thứ năm. Tấm bia đá Palermo[11] liệt kê những sự kiện sau:

  • Năm thứ 7: Lễ rước thần Horus (kiểm kê gia súc lần thứ ba)... (phần còn lại bị mất)
  • Năm thứ 8: Dưới sự chứng kiến của đức vua, "lễ kéo dây" (một buổi lễ khánh thành[11]) cho "Hor-Ren". Mực nước lũ: 1,57 mét.
  • Năm thứ 9: Lễ rước thần Horus (kiểm kê gia súc lần thứ tư). Mực nước lũ: 1.09 mét
  • Năm thứ 10: Dưới sự chứng kiến của vua Hạ và Thượng Ai Cập; lễ hội thần bò Apis - "Cuộc đua bò thần Apis". Mực nước lũ: 1.09 mét.
  • Năm thứ 11: Lễ rước thần Horus (kiểm kê gia súc lần thứ năm). Mực nước lũ: 1,98 mét.
  • Năm thứ 12: Dưới sự chứng kiến của nhà vua Hạ Ai Cập; lễ hội Sokar được tổ chức lần thứ hai. Mực nước lũ: 1.92 mét.
  • Năm thứ 13: Lễ rước thần Horus (kiểm kê gia súc lần thứ sáu). Mực nước lũ: 0,52 mét.
  • Năm thứ 14: Lễ hội "Hor-Seba-pet" (Horus, vì tinh tú trên bầu trời) lần thứ nhất; Phá hủy/Xây dựng thành phố của "Schem-Re" (Mặt Trời đã đến[11]) và Ha (thành phố phương Bắc[11]) (Việc diễn giải đoạn văn trên đã trở thành chủ đề của nhiều cuộc tranh luận, bởi vì ký hiệu tượng hình cái cuốc có thể mang nghĩa là "phá hủy" hoặc "xây dựng"[11]; mức lũ: 2.15 mét.
  • Năm thứ 15: Lễ rước thần Horus (kiểm kê gia súc lần thứ sau). Mực nước lũ: 2.15 mét.
  • Năm thứ 16: Dưới sự chứng kiến của vua Hạ Ai Cập; "Cuộc đua bò thần Apis lần thứ hai". Mực nước lũ: 1.92 mét.
  • Năm thứ 17: Lễ rước thần Horus (kiểm kê gia súc lần thứ tám). Mực nước lũ: 2.40 mét.
  • Năm thứ 18: Dưới sự chứng kiến của vua Hạ Ai Cập; lễ hội Sokar lần thứ ba. Mực nước lũ: 2.21 mét.
  • Năm thứ 19: Lễ rước thần Horus (kiểm kê gia súc lần thứ chín). Mực nước lũ: 2,25 m.
  • Năm thứ 20: Dưới sự chứng kiến của vua Hạ Ai Cập; tế lễ dâng lên hoàng thái hậu;[11]) mức lũ 1.92 mét.
  • Năm thứ 21: Lễ rước thần Horus (kiểm kê gia súc lần thứ mười)... (phần còn lại bị mất).

Tấm bia đá Cairo ghi lại những sự kiện dưới triều đại của ông từ năm 36 đến năm 44. Do bề mặt của phiến đá bị hư hỏng nặng, rất nhiều chữ không thể đọc được ngoại trừ sự kiện "tạo" ra một thần vật dành cho thần Anubis và một phần sự kiện "dưới sự chứng kiến của vị vua Thượng và Hạ Ai cập"[12].

Nhà sử học Manetho hơn 2000 năm sau đã gọi Nynetjer với tên Binôthrís và ghi lại rằng dưới triều đại trị vì của nhà vua "phụ nữ được quyền giữ những tước hiệu hoàng gia", điều này có nghĩa là phụ nữ được phép cai trị như một vị vua. Các nhà Ai Cập học như Walter Bryan Emery cho rằng điều này có liên quan đến những vị nữ hoàng đã cai trị trước đó là Meritneith và Neithhotep (giai đoạn đầu Vương triều thứ nhất), cả hai người phụ nữ này đều được tin rằng là đã cai trị trong một vài năm cho đến khi người con trai của họ đến tuổi để tự trị vì[13]. Trong suốt triều đại của Nynetjer, sự kiện "Lễ rước của Horus" diễn ra hàng năm đi kèm với một sự kiện khác nữa là "kiểm kê gia súc", sự kiện này có vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế của Ai Cập khi đó, bởi vì nó chính là nguồn thu thuế chính thức hàng năm của vương quốc. "Lễ rước thần Horus" sau này sẽ bị bỏ vào đầu Vương triều thứ ba.